Pages

Subscribe:

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Tối thiểu 1.000 tỷ mới được mở trường đại học tư thục

Theo quy định mới, muốn thành lập trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần quy định hiện tại.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46 quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trong đó quy định rõ điều kiện hoạt động của tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non tới đại học cũng như tổ chức kiểm định giáo dục.

Theo đó, quy định về điều kiện thành lập trường đại học có nhiều điểm mới được quy định tại Nghị đinh số 63 ban hành năm 2013, đặc biệt là về điều kiện vốn đầu tư đối với các trường tư thục.

Cụ thể, quy định mới yêu cầu các trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện kế hoạch.

Đối với trường tư thục phải có đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường).

Vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

trường đại học tư thục,                giáo dục đại học, đầu tư giáo dục, đổi mới giáo dục
Để mở trường đại học tư thục phải có mức vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tính đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.

Theo quy định trước đó, trường tư thục chỉ cần có vốn điều lệ với mức tối thiểu là 250 tỉ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường) và không có quy định về giá trị đầu tư ở thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường.

Quy định mới cũng nêu rõ, đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

 

Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.

Tối thiểu 250 tỷ mới được lập phân hiệu đại học

Nghị định mới cũng quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập phân hiệu trường đại học (cả công lập và tư thục).

Theo đó, phân hiệu các trường đại học côgn lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch.

Đối với phân hiệu của trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu).

Vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.

Bên cạnh đó, đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiêu trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.

Nghị định mới sẽ có hiệu lực từ 21/4/2017. Những đề án thành lập trường đại học đã có chủ trương thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực, còn thời hạn cho phép thì không áp dụng quy định về mức vốn tối thiểu theo quy định mới.

Nghị định mới cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT rà soát các đề án thành lập trường đại học đã có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.


Từ cô giáo cưới học trò đến người có thể trở thành đệ nhất phu nhân đặc biệt nhất của nước Pháp

Brigitte Macron - Từ cô giáo cưới học trò đến người có thể          trở thành đệ nhất phu nhân đặc biệt nhất của nước Pháp

Nếu phu quân trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Pháp, bà Brigitte Macron sẽ trở thành đệ nhất phu nhân "lạ thường" nhất từ trước đến nay.

Trong khi có hàng tá những câu chuyện sóng gió xoay quanh các đệ nhất phu nhân Pháp – họ thường lên báo vì những lần chi tiền hoang phí hay những mối quan hệ phức tạp; bà Brigitte lại trở thành nhân vật trung tâm trong những năm tháng định hình nên cuộc đời của người chồng Emmanuel Macron – người vừa trở thành ứng viên Tổng thống trẻ tuổi nhất từ thời Napoleon và được đánh giá nhiều khả năng sẽ đắc cử.

Nhiều hơn chồng tới 24 tuổi, Brigitte Macron là giáo viên của ông từ năm 15 tuổi và hiện đang tích cực giúp sức cho chiến dịch tranh cử của chồng. Bà tư vấn cho ông về những bài phát biểu và giúp ông vạch ra con đường đến với ghế Tổng thống.

"Nếu không có người vợ như vậy, Emmanuel Macron sẽ không thể dấn thân vào cuộc phiêu lưu này", Marc Ferracci – cố vấn cho chiến dịch tranh cử của ông Macron và là người chứng hôn cho đám cưới của cặp đôi này năm 2007 nói. "Sự hiện diện của cô ấy rất quan trọng đối với Macron".

Còn 2 tuần nữa là đến vòng bầu cử cuối cùng và có rất nhiều cuộc thăm dò cho thấy ông Macron sẽ giành chiến thắng trước đối thủ Marine Le Pen với mức cách biệt lớn. Trong bài phát biểu hôm Chủ nhật vừa qua sau khi chiến thắng vòng 1, ứng viên 39 tuổi cảm ơn người vợ năm nay đã 63 tuổi vì "đã luôn hiện diện" bên cạnh ông.

Ông tự hào thừa nhận sẽ không còn là chính mình nếu không có vợ, trong khi đám đông ủng hộ phía dưới hô vang cái tên Brigitte. Cặp vợ chồng luôn luôn nắm tay nhau khi xuất hiện trước công chúng.

Đã có nhiều người trong số các phu nhân của nước Pháp được ghi lại trong sử sách vì những điều đặc biệt về cuộc đời của họ, mà đáng buồn đó thường là những chuyện không hay. Thói chi tiêu vô độ của hoàng hậu Marie-Antoinette là một trong những nguyên nhân khiến nền quân chủ của nước Pháp sụp đổ cuối thế kỷ 18. Hôn nhân của hoàng hậu Josephine và vua Napoleon tan vỡ vì bà không thể sinh cho nhà vua 1 người thừa kế. Năm 1914, vợ của Thủ tướng Joseph Caillaux đã ám sát biên tập viên của tờ báo Le Figaro vì cho rằng người này đe dọa đến sự nghiệp chính trị của chồng bà.

Trong những năm 1980 và 1990, trong khi Tổng thống đến từ đảng Xã hội Francois Mitterrand ngoại tình và có cả 1 cô con gái ngoài giá thú, vợ của ông cũng có tình yêu của riêng mình. Còn cựu đệ nhất phu nhân Bernadette Chirac chia sẻ trong tự truyện rằng bà từng phải thầm lặng chịu đựng nhiều lần bị chồng phản bội. Bà Cecilia, vợ của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy chia tay ông để đến với người tình chỉ 6 tháng sau khi ông nhậm chức năm 2007. Năm 2014, vợ của đương kim Tổng thống Francois Hollande cho ra mắt cuối sách về ông với những lời lẽ đắng cay sau khi mối quan hệ bất chính giữa ông và nữ diễn viên Julie Gayet bị phanh phui.

Đói với nhà Macron, có lẽ thách thức khi trở thành những chủ nhân của điện Elysse là không để sự chênh lệch tuổi tác quá lớn (giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump và vợ, nhưng lại là ngược lại) trở thành tâm điểm sự chú ý và ảnh hưởng tiêu cực đến chiến dịch tranh cử. Tổng thống tiếp theo của nước Pháp sẽ phải đối mặt với một thế giới không hề yên ả: nước Anh đang đàm phán để rời EU, tân Tổng thống Mỹ có phong cách điều hành không ổn định và 1 nền kinh tế Pháp yếu kém với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 10%.

Từng là giáo viên môn văn học Pháp ở trường trung học, bà Brigitte xuất thân từ 1 gia đình giàu có nổi tiếng vì sở hữu 1 nhà máy socola ở thị trấn Amiens thuộc miền Bắc nước Pháp. Lần đầu tiên gặp ông Macron năm năm 1992, khi ông chỉ mới 15 tuổi, bà là giáo viên của 1 ngôi trường tư. Cậu học trò Macron thường tham gia diễn trong các vở kịch của cô giáo và mối quan hệ của họ dần phát triển thành một mối tình lãng mạn. Bà Brigitte sau đó ly hôn chồng dù đã có 3 mặt con. Hai người kết hôn năm 2007.

Khi nghe về mối tình này, có lẽ ban đầu ai cũng sẽ phải ngạc nhiên và sợ rằng nó sẽ nhanh chóng kết thúc. Nhưng ngược lại, họ đã gắn bó lâu bền suốt hơn 20 năm qua. Và, theo Marc Ferracci, vợ chồng nhà Brigitte thực sự là 1 cặp đôi đặc biệt.

Để tránh những câu chuyện dèm pha, họ sẵn sàng công khai chuyện đời tư của mình, thậm chí từng xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Paris Match với tấm hình hai người trong bộ áo choàng tắm khi đang đi nghỉ ở biển. Số tháng 4 của tạp chí Vogue thì khắc họa hình ảnh bà Macron sành điệu trên đôi giày cao gót với mái tóc vàng rực, tay cầm túi xách thiết kế đắt tiền.

Ông Macron từng 2 lần nói về những tin đồn về giới tính của bản thân, thậm chí không ngần ngại nêu vấn đề trong 1 sự kiện vận động tranh cử. Ông bác bỏ tin đồn bằng cách đùa rằng mình sẽ phải sử dụng hình ảnh ba chiều để có thể ngoại tình. Ông cũng không né tránh khi được hỏi về mối tình học sinh – cô giáo. "Chúng tôi không phải là 1 gia đình cơ bản, đó là sự thật không thể chối cãi. Nhưng điều đó không đồng nghĩa là chúng tôi bớt yêu thương nhau".

Michele Marchand – lãnh đạo của Bestimage, một trong những công ty chuyên săn ảnh quyền lực nhất nước Pháp – mới đây đã hoàn toàn thán phục và trở thành người ủng hộ cho nhà Macron. "Những người hoàn toàn bình thường và chân thật, đó là tất cả những gì tôi có thể nói về họ", Marchand chia sẻ trong 1 buổi phỏng vấn.

Những người thân cận với ông Macron nói rằng bà Brigitte là một trong số ít những người mà ông tin tưởng. Khi ông còn là Bộ trưởng Kinh tế, bà tham gia tất cả các cuộc họp của ông khi có thể. Bà chính là "nhạc trưởng" cho chiến dịch tranh cử của chồng. Một bộ phim tài liệu chiếu trên kênh France3 TV có hình ảnh ông Macron đang chuẩn bị cho 1 bài phát biểu quan trọng và bà Brigitte ở ngay bên cạnh để hướng dẫn ông từng chỗ nhấn nhá.

Giống như Tổng thống Valery Giscard d'Estaing đã biến người vợ Anne-Aymone thành 1 nhân vật quan trọng ghi dấu ấn rõ nét trong nhiệm kỳ của mình, ông Macron cũng từng tuyên bố nếu đắc cử, vợ ông sẽ có 1 chức danh chính thức (nhưng không lương).

Đó cũng là kế hoạch của bà Brigitte. "Tôi đã luôn ở bên cạnh chồng và tham gia vào mọi công việc suốt 20 năm nay. Mọi người luôn cảm thấy ngạc nhiên khi những bà vợ đứng bên cạnh chồng mình, nhưng đây chính là lúc thay đổi quan niệm đó", bà nói với báo giới trong một cuộc họp ở Strasbourg hồi tháng 10 năm ngoái.



Một cô giáo người Mỹ được mệnh danh là “cô giáo quyến rũ nhất còn sống” vì mặc váy quá bó khi đến trường.


Nữ giáo viên Mỹ gây tranh cãi vì mặc        váy quá bó đi dạy - 1


Patrice Brown là giáo viên lớp bốn của Trường Công Lập Atlanta tại Mỹ, trở nên nổi tiếng sau những bức ảnh đăng tải hồi tháng 9 năm 2016.

Ảnh cô đăng tải trên Instagram lan truyền chóng mặt trên mạng. Hơn 122.000 người đã bấm theo dõi cô trên mạng xã hội.

Nhiều người cho rằng Brown mặc trang phục "không phù hợp" với công việc. Nhưng nhiều người bảo vệ Brown, chỉ ra rằng trang phục của cô không hề ngắn hay hở hang.

Nữ giáo viên Mỹ gây tranh cãi vì mặc váy          quá bó đi dạy - 2

Nhiều người cho rằng Brown mặc trang phục "không phù hợp" với công việc.

"Tôi ủng hộ không phải vì cô ấy xinh đẹp mà là vì trang phục của cô ấy phù hợp. Chỉ là cô ấy có đường cong, bạn cần phải thư giãn nếu bạn đang phát điên", một người bình luận.

Người khác viết: "Phụ nữ da đen với thân hình có đường cong ngay lập tức bị đánh giá với khía cạnh gợi cảm chỉ vì cơ thể của họ - điều mà họ không thể kiểm soát được".

Brown cũng đã lên tiếng, trả lời báo chí: "Tôi chỉ muốn họ tôn trọng tôi và tập trung vào những điều tích cực và thực sự quan trọng - đó là giáo dục trẻ em của các thế hệ tương lai và chăm sóc chúng.

Nữ giáo viên Mỹ gây tranh cãi vì mặc váy          quá bó đi dạy - 3

Nhưng nhiều người bảo vệ Brown, chỉ ra rằng trang phục của cô không hề ngắn hay hở hang.

Trên Twitter, cô viết: "Tôi không hiểu tại sao mọi người lại ghét và lên án người khác vì công việc họ yêu mến và làm việc chăm chỉ.

"Tại sao có quá nhiều sự ghen ghét và ghen tị trong thế giới này? Mọi người sẽ soi xét bất cứ tình huống nào và tìm cách để ghét. Thật buồn vì đó là lý do tại sao không ai có thể hạnh phúc được hơn năm phút."

Nữ giáo viên Mỹ gây tranh cãi vì mặc váy          quá bó đi dạy - 4

Những người ủng hộ Brown nói rằng chỉ đơn giản là cô có đường cong đẹp mà thôi

Ngoài ra, Brown cũng đăng tải lại bài viết của những người ủng hộ cô. Họ nói rằng những lời chỉ trích về trang phục của Brown có tính chất phân biệt chủng tộc.

"Người phụ nữ da đen này dường như rất hạnh phúc và tự hào về công việc dạy học nhưng tất cả mọi người cứ tình dục hóa mọi việc", một người dùng mạng viết.